Huyện Châu Đức là một huyện nông nghiệp của tỉnh, phía Bắc giáp huyện Long Khánh (tỉnh Đồng Nai), phía Nam giáp huyện Long Điền và thành phố Bà Rịa, phía tây giáp huyện Tân Thành, phía Đông giáp huyện Xuyên Mộc. Diện tích tự nhiên 426,55 km2, dân số năm 2007 khoảng 154.506 người, mật độ dân số năm 2007 362 người/km2. Có 15 đơn vị hành chính gồm 14 xã và 1 thị trấn.
Đến Châu Đức, du khách có thể ghé thăm Tượng đài chiến thắng Bình Giã; Địa đạo Kim Long ghi dấu chiến công vang dội trong kháng chiến chống Mỹ trên vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu; Thắng cảnh Bàu Sen với khu rừng mọc trên vùng sình lầy quanh năm ngập nước. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý chịu nước: bời lời, dâu nước, sao và bụi rậm dây leo: mây, song, tre... Bao quanh khu rừng là mảnh đất sình lầy rộng khoảng 10ha. Suối Tần Bó bắt nguồn từ Cẩm Mỹ chảy ngang qua khu rừng cung cấp nước ngọt và các loại thủy sản: cá, cua, ốc, lươn... sinh sôi nảy nở tạo nên kho thực phẩm thiên nhiên dồi dào rất hấp dẫn cho những tour du lịch dã ngoại, nơi đây cũng là căn cứ hoạt động cách mạng Năm. 1983 Ủy Ban Nhân Tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định 1050/QĐ-UBT xếp hạng bảo vệ di tích lịch sử khu căn cứ Bàu Sen. Đặc biệt với thắng cảnh thác Xuân Sơn du khách sẽ được hòa mình trong không khí trong lành, cảnh thiên nhiên rất thích hợp cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Hầu hết đất đai của huyện là đất đỏ, vàng và đen trên nền đất Bazan (chiếm tỷ lệ 85,8% tổng diện tích đất) thuộc loại đất rất tốt, có độ phì cao, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây lâu năm như: cao su, cà phê, tiêu, điều, cây ăn trái và các cây hàng năm như: bắp, khoai mì, đậu các loại, bông vải... Đây thực sự là một thế mạnh so với các huyện khác trong tỉnh. Một số cây trồng tuy không chiếm tỷ lệ cao, song có diện tích trồng khá lớn như cây điều khoảng 2.850 ha, cây ăn trái khoảng 1.080 ha, khoai mì khoảng 2.400 ha.
Về chăn nuôi,huyện Châu Đức có diện tích đồng cỏ khá lớn, lại có sẵn nguồn thức ăn gia súc từ bắp, khoai mì, đậu các loại... nên có điều kiện phát triển chăn nuôi bò, heo, gà.
Thu nhập từ nông nghiệp là nguồn thu chính của huyện, giá trị sản xuất hàng năm khoảng 400 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 34,4% tổng số toàn tỉnh.
Về hạ tầng kỹ thuật,Châu Đức có nhiều hồ thủy lợi để tưới tiêu cho nông nghiệp như: Hồ tầm bó, Hồ Suối Giàu, Hồ Kim Long, Hồ Đá Đen. Điện và đường nhựa đã về đến tất cả các xã, số hộ dân được sử dụng điện năm 2000 là 71%.
0 Comments